Tuy nhiên, một số trường hợp uống thuốc viên cần nuốt trọn, không
được phân nhỏ ra hoặc mở vỏ nang uống lấy bột, vi hạt. Nếu phân nhỏ, cà
nhuyễn, mở vỏ nang, không chỉ làm hại chất lượng điều trị của thuốc mà
còn có thể gây tai biến do thuốc (như hại dạ dày).
Khi thuốc đến tay
người sử dụng, nó đã được sản xuất ở một dạng thích hợp. Có nhiều dạng
thuốc: viên uống, xirô, thuốc tiêm, thuốc mỡ... và mỗi dạng khi sử dụng
đòi hỏi tuân thủ một số điều kiện, nếu sử dụng không đúng sẽ gặp hậu
quả bất lợi. Dạng thuốc uống thông dụng nhất là thuốc viên.
Thuốc
viên có nhiều loại: viên nén trần, viên nén bao (vỏ bọc là đường hoặc
lớp phim mỏng), viên nhộng (còn gọi là viên nang, capsule, gélule)...
Với thuốc viên, ta có thể dùng bằng cách:
Uống nuốt cả viên với nước, tốt nhất nước đun sôi để nguội.
Hòa tan hoàn toàn trong nước và uống (viên nén sủi bọt).
Không nên
Khi uống thuốc xin nhớ những điều không nên:
Không
nhai hoặc ngậm thuốc trừ khi được hướng dẫn. Không bẻ nhỏ viên thuốc
(thuốc có thể bẻ sẽ có khắc rãnh trên viên thuốc), không cà nhuyễn,
không mở viên nang, nếu cần làm việc này nên hỏi dược sĩ ở nhà thuốc.
Không nên ngưng, bỏ thuốc hoặc uống thêm thuốc khác khi chưa hỏi ý kiến
của bác sĩ, dược sĩ.
Không nên lấy thuốc viên nén dành cho người lớn
bẻ nhỏ ra để phân liều và sau đó cà nhuyễn hoặc dùng dụng cụ nghiền
thuốc để làm thành bột cho trẻ uống. Đối với trẻ, dạng thuốc uống lỏng
là thích hợp hơn cả. Đó là xirô, hỗn dịch, thuốc uống nhỏ giọt hoặc
cũng có thể dùng dạng thuốc bột đóng gói, viên sủi bọt (hòa vào nước
cho tan trước khi uống).
Nhai nát trước khi uống viên khá lớn, thường là thuốc kháng acid, dùng trị chứng dư acid, viêm loét dạ dày.
Ngậm cho tan (tác dụng tại vùng miệng, hầu họng).
Cũng
có loại thuốc viên nén không được uống mà dùng ngoài, đó là viên nén
phụ khoa, được đặt sâu vào âm đạo của người phụ nữ sau khi nhúng ướt
viên thuốc.
Uống nguyên viên
Đối với loại thuốc cần uống nguyên viên, có những dạng đặc biệt có thể kể như sau:
-
Thuốc bao tan ở ruột có thể là viên nén bao tan ở ruột (như Aspirin PH8
là thuốc chống viêm) hoặc viên nang chứa các vi hạt được bao (như
Zymoplex là thuốc trị khó tiêu do thiếu men tiêu hóa). Các thuốc này
không được nhai, bẻ nhỏ hoặc mở viên nang. Nếu ta mở viên nang và uống
các hạt thuốc Zymoplex mà lại nhai thì xem như thuốc bị dịch vị phân
hủy không còn tác dụng. Còn nếu bẻ nhỏ, cà nhuyễn Aspirin PH8 và uống
thì vô tình gây hại cho niêm mạc dạ dày vì hoạt chất đã được giải phóng
tiếp xúc với niêm mạc.
- Thuốc có tác dụng kéo dài là dạng thuốc
phóng thích hoạt chất thuốc một cách liên tục theo tốc độ có kiểm soát
trong thời gian kéo dài (thường là 12 giờ). Tên thuốc loại này thường
kèm chữ viết tắt có nghĩa "có tác dụng kéo dài" hoặc "tác dụng lặp lại,
tác dụng chậm" như: Adalate LP, Procan SR, Adalat LA, Adalat Reatard,
Polaramine Repetabs. Các dạng thuốc cho tác dụng kéo dài cũng thế,
không được nhai, bẻ nhỏ hoặc mở viên nang. Do dạng thuốc này chứa liều
cao hơn dạng thuốc thông thường nên phải dùng đúng số viên, số lần
trong ngày theo chỉ định, nếu uống sai có thể bị quá liều nguy hiểm.
Mấy điểm lưu ý
Khi uống thuốc nên thực hiện các điều sau:
Hỏi kỹ bác sĩ, dược sĩ cách dùng thuốc theo đúng chỉ định về số viên, số lần dùng trong ngày, số ngày trong đợt điều trị.
Nếu
có bảng hướng dẫn nên đọc kỹ trước khi dùng thuốc để biết thuốc nên
nhai, ngậm, lắc lọ thuốc trước khi uống, hòa viên thuốc trong nước cho
tan trước khi uống, nên uống thuốc trước, sau, cách xa bữa ăn; tác dụng
phụ: thuốc có thể làm nước tiểu hoặc phân có màu, thuốc làm buồn ngủ...
để bệnh nhân an tâm dùng thuốc và tránh tai nạn.
Đọc kỹ tên thuốc để
tránh nhầm lẫn và có thể để biết dạng thuốc. Sau tên thuốc lưu ý chữ
viết tắt cho biết dạng thuốc tác dụng kéo dài đã nêu ở trên (LP, LA,
Rertard, SR, Repetabs). Các thuốc loại này nhớ uống đúng theo chỉ định.
Dùng tay sạch và khô cầm thuốc.
Ngồi hay đứng uống thuốc (nếu nằm thuốc có thể bị dính lại ở thực quản).
Uống
thuốc với nhiều nước (đã có trường hợp nuốt viên nang mà không uống
nước, viên nang dính ở thực quản, thuốc phóng thích làm hại niêm mạc
thực quản).
Nước dùng để uống thuốc là nước đun sôi để nguội (có
thuốc kỵ uống với sữa: Tetracyline, Doxycycline; thuốc kỵ với nước quả
chua: Erythromycine; thuốc kỵ với nước trà: thuốc bổ có chứa sắt).
Đối với người cao tuổi dễ bị nhầm lẫn nên có người thân trẻ tuổi giữ thuốc và đưa thuốc khi dùng.