Ho kéo dài xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân. Để điều trị được, người thầy
thuốc phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh như viêm họng dị ứng, hội chứng trào
ngược, hội chứng xoang - phế quản, hen phế quản, có các chất gây cản trở trong
phế quản, ung thư, nhiễm trùng phế quản, suy thất trái, tắc nghẽn phổi, tràn
dịch màng phổi, ho do tác dụng phụ của một số thuốc, nhất là thuốc điều trị bệnh
tăng huyết áp trong đó có coversyl... thì việc điều trị mới đem lại kết quả. Nếu
ho kháng với một loại thuốc ho dùng theo liều thông thường, không nên tăng liều
mà cần khám lại tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.
Đại đa số các thuốc điều trị ho đều ảnh hưởng ít nhiều làm tăng huyết áp nên
phải rất cân nhắc trong những trường hợp bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp,
những bệnh nhân này khi bị ho tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc điều trị mà
phải thăm khám và có chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.
Một số thuốc ho được sử dụng
trong trường hợp ho kéo dài
- Do co thắt phế quản là các thuốc với thành
phần chứa salbutamol và guaiphenesin
Salbutamol là một chất chủ vận chọn lọc trên thụ thể b 2 adrenergic. Ở liều điều
trị thuốc tác động trên các thụ thể b 2 adrenergic của cơ trơn phế quản,
salbutamol không có tác dụng hay ít tác dụng trên các thụ thể b 1 adrenergic của
cơ tim. Việc kết hợp giữa salbutamol và guaiphenesin có tác dụng làm giảm co
thắt đường hô hấp và cải thiện sự thông khí phổi. Tuy nhiên những thuốc giãn phế
quản không phải điều trị chủ yếu và duy nhất ở những bệnh nhân bị hen nặng và
không ổn định mà thường phối hợp với nhóm corticoid dạng uống hoặc dạng xịt. Sau
khi uống, salbutamol được hấp thu từ đường tiêu, hóa và bước đầu chuyển hóa
thành phenolic sulphat. Bài tiết chủ yếu qua thận và phần lớn dưới dạng chất
chuyển hóa không hoạt tính 4´0 sulphate (phenolic sulphat) mà chất chuyển hóa
này cũng được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu. một phần nhỏ được bài tiết qua
phân. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp bệnh lý đường hô hấp có co thắt
phế quản và tăng tiết đờm nhầy. Chống chỉ định dùng ventolin expectorant với
bệnh nhân dị ứng với thành phần của thuốc. Thận trọng ở những bệnh nhân nhiễm
độc tuyến giáp. Thuốc có nguy cơ làm hạ kali huyết nặng, nên kiểm tra kali huyết
trong những trường hợp hen nặng cấp tính do độc tính, thuốc có thể tăng lên khi
sử dụng kết hợp với các dẫn xuất của xanthine, steroid, thuốc lợi tiểu và tình
trạng thiếu ôxy. Cũng giống như các chất chủ vận thụ thể b adrenegic khác,
salbutamol có thể thay đổi chuyển hoá có hồi phục, ví dụ tăng đường huyết.
Salbutamol bài tiết vào sữa mẹ và qua rau thai nên trong giai đoạn có thai hoặc
cho con bú chỉ sử dụng khi lợi ích mang lại cho người mẹ vượt trội hơn bất kỳ
nguy cơ nào đối với thai nhi hoặc trẻ nhỏ.
Thuốc có thể gây run nhẹ cơ vân, giãn mạch ngoại vi, tăng nhịp tim nhẹ.
Thuốc chống dị ứng là các kháng histamin H1: fexofenadin, chất chuyển hóa
của terphenadin, là một chất kháng histamin có tác dụng đối kháng chọn lọc ở thụ
thể H1 ngoại biên. Fexofenadin ức chế sự co phế quản do kháng nguyên gây nên và
ức chế phóng thích histamin từ dưỡng bào. Sau khi uống fexofenadin được hấp thu
nhanh và thời gian đạt được nồng độ tối đa trong huyết tương là 1 - 3 giờ.
Fexofenadin được chuyển hoá không đáng kể ở gan và ngoài gan, được đào thải chủ
yếu qua mật, 10% được thải qua nước tiểu ở dạng không đổi. Vì thuốc không chuyển
hoá ở gan nên thuốc không tương tác với các thuốc khác khi qua gan. Dùng phối
hợp fexofenadin với erythromycin hoặc ketoconazol làm tăng nồng độ thuốc trong
huyết tương gấp 2 - 3 lần.
Hoặc các thuốc có triprolidin hydrochlorid và pseudoephedrin hydrochlorid, có
thể có thêm dextromethorphan bromhydrate trong thành phần.
Triprolidin làm giảm triệu chứng ở những bệnh nhân được xem là phụ thuộc hoàn
toàn hay một phần vào sự phóng thích ồ ạt histamin, có tác động trên thụ thể H1
của histamin với tác động ức chế nhẹ thần kinh trung ương, có thể gây buồn ngủ
Pseudoephedrin có tác động giống giao cảm trực tiếp và gián tiếp, là một chất
làm giảm sung huyết hữu hiệu ở đường hô hấp trên nhưng lại ưu việt hơn ephedrin
ở chỗ ít gây nhịp tim nhanh, tăng huyết áp cũng như kích thích hệ thần kinh
trung ương.
Dextromethorphan là dẫn xuất của morphin có tác dụng chống ho. Nó kiểm soát co
thắt cơ do ho bằng bằng cách ức chế trung tâm ho ở hành tủy.
Tác dụng phụ: ức chế hoặc kích thích hệ thần kinh trung ương với ngủ gà, choáng
váng và chóng mặt, hiếm gặp rối loạn giấc ngủ và ảo giác. Nhịp tim nhanh, khô
miệng, mũi họng, táo bón, buồn nôn và nôn.
Thuốc giảm ho do long đờm: carbocisteine là một dẫn xuất của một acid amin,
cysteine trong nhóm sulfohydryl bị khoá bởi gốc acid carboxylic. Carbocisteine
thay đổi sự chuyển hoá của tế bào tiết nhầy bằng cách hoạt hoá men
sialyltransferase và ức chế men neuraminidase, tiết ra nhiều sialomucine ít nhầy
nhớt hơn trong khi giảm các thành phần nhiều nhầy nhớt fucomucin.
- Thuốc ức chế trung tâm ho: có chứa codein base, terpine hydrate và benzoat
de sodium.
Codein là alkaloid của cây thuốc phiện, thuốc ho tác dụng lên hệ thần kinh trung
ương, ức chế trung tâm hô hấp.
Terpin: thuốc long đờm, tác dụng bằng cách kích thích tế bào bài tiết của đường
hô hấp.
Benzoat de sodium: thuốc long đờm. Tác dụng bằng cách kích thích trực tiếp lên
tuyến thanh dịch của phế quản. Điều trị triệu chứng ho khan, chống chỉ định
trong suy hô hấp cấp và hen phế quản.